Những thông tin cần biết về Máy phay đứng vạn năng
Những thông tin cần biết về Máy phay vạn năng
Máy phay là một trong những loại Máy phay có vai trò hỗ trợ đắc lực trong quá trình gia công cơ khí, có trục chính được lắp đặt vuông góc với bàn máy.
Cụ thể Máy phay đứng vạn năng là gì? các loại máy phay đứng vạn năng Chúng bao gồm những bộ phận cấu tạo nào? Sử dụng loại máy phay này cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn? Bài viết sau sẽ giải đáp và cung cấp những thông tin quan trọng về thiết bị tự động hóa này.
Các bộ phận cấu tạo Máy phay vạn năng đứng
Mặc dù được chia thành thành 2 loại cơ bản theo kết cấu trục chính đó là máy phay ngang và Máy phay vạn năng nhưng về cơ bản, cấu tạo của nó cũng gần như giống nhau. Cụ thể cấu tạo Máy phay đứng vạn năng đứng bao gồm các bộ phận sau:
- Trục chính: trục chính của Máy phay đứng này được đặt vuông góc với bàn máy. Đây là đặc điểm cấu tạo nổi bật nhất để phân biệt giữa nó và máy phay ngang.
- Ụ trục chính: có đường trượt dùng để dẫn hướng cho đầu dao di chuyển lên xuống theo phương Z.
- Bàn máy: dùng để gá phôi, cho phép di chuyển theo phương X, Y
- Thân máy: có tác dụng đỡ các bộ phận của máy phay.
- Bộ phận thay dao tự động: bao gồm ổ tích dao và tay máy, có vai trò để tay dao tự động theo chương trình
- Đế máy
- Bệ công xôn
Ngoài các bộ phận chính trên, Máy phay vạn năng đứng còn có các chi tiết như motor, hộp giảm tốc trục chính, trục vít me, hộp công tắc, cần ly hợp, bơm dung dịch trơn nguội, hộp bước tiến, các loại khớp nối trục, thiết bị dẫn hướng tuyến tính...
Máy phay đứng vạn năng- Các đặc trưng cơ bản
Máy phay đứng vạn năng là gì, Máy phay là gì?
( Kiến thức kỹ thuật) - Máy phay vạn năng - Máy phay đứng là gì, Nguyên lý hoạt động Máy phay vạn năng, Cách sử dụng lắp đặt và vận hành Máy phay vạn năng, Các loại máy cơ vạn năng, So sánh, Bảng chào giá Máy phay đứng vạn năng, Máy phay đứng vạn năng
1. Máy phay đứng là gì?
1.1. Định nghĩa
Máy phay vạn năng là dòng máy cơ khí kết hợp giữa sự di chuyển qua lại có điều khiển "bằng tay hoặc hệ thống của bàn máy" (các trục hành trình mang theo bàn máy, trục hành trình sẽ di chuyển sang trái - phải, vào trong - ra ngoài hay đi lên - đi xuống) và sự quay quanh trục chính của dao cụ để có thể cắt gọt đi một phần nhỏ kim loại của phôi và hình thành nên chi tiết cần gia công.
Hình ảnh Máy phay vạn năng có trục chính nằm ngang
"Các dòng máy cơ khí được tổng hợp trên bài viết của trang Wikipedia, các bạn có thể tham khảo: Tại đây "
1.2. Cơ cấu Máy phay đứng
Hình ảnh trục vít me đai ốc bi Máy phay đứng
Các trục của Máy phay vạn năng có đặc điểm là được truyền động toàn bộ bằng cơ khí hộp số trực tiếp với các trục và bánh răng với nhau, máy phay cnc cỡ lớn quay kết hợp với các trục vít me, trục truyền động giúp bàn máy và trục chính chứa dao được điều khiển di chuyển một cách chính xác và đáp ứng dung sai cho phép sau khi gia công.
Hình ảnh các trục truyền động trong hộp số Máy phay vạn năng - nguồn Lathe.co.uk
Riêng đối với Máy phay vạn năng, đầu phay đứng có thể xoay dễ dàng để giúp phay nghiêng được nhiều vị trí góc độ, bàn máy cũng xoay được 45o giúp khả năng gia công đa dạng hơn, loại này thường có công suất cao, cơ cấu máy cứng vững hơn.
Hình ảnh đầu trục xoay Máy phay Accutech 2500UM
Hình ảnh Máy phay đứng công ty chúng tôi có thương mại với đầu trục chính xoay góc đặc biệt giúp gia công các chi tiết biên dạng phức tạp, các bạn tham khảo thông số máy tại đây:
1.3. Các trục di chuyển Máy phay đứng vạn năng, quy tắc bàn tay phải
Các trục di chuyển của máy (trục X di chuyển ngang, trục Y di chuyển dọc, trục Z di chuyển lên xuống) vẫn áp dụng quy tắc bàn tay phải
Quy tắc bàn tay phải:
Để xác định các chiều dương của trục di chuyển chúng ta sẽ chọn 1 vật làm mốc. Thông thường, sẽ có 2 vật để chọn làm mốc: bàn máy - trục chính chứa dao. Chúng ta sẽ chọn trục chính chứa dao làm mốc, việc lựa chọn dao cụ làm mốc sẽ dễ dàng cho việc set dao đối với Máy phay đứng vạn năng.
Đầu tiên, chúng ta xòe bàn tay phải ra. Sử dụng 3 ngón: ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa. Ngón cái chúng ta xòe sang bên phải, ngón trỏ di chuyển vào trong, ngón giữa chỉ thẳng lên trên. Khi đó, trục chính chứa dao di chuyển sang phải (bàn máy di chuyển sang trái ) theo hướng ngón cái thì là chiều dương (+). Trục chính chứa dao di chuyển vào trong (bàn máy di chuyển ra ngoài) theo hướng ngón trỏ thì là chiều dương (+). Trục chính chứa dao di chuyển lên trên theo hướng ngón giữa thì là chiều dương (+).
Từ đó, chúng ta có thể điều chỉnh bàn máy một cách hợp lý tránh nhầm lẫn và sai sót.
Hình ảnh tọa độ di chuyển các trục X,Y,Z