Lập trình phay CNC hệ điều khiển Fanuc
Cấu tạo chung của máy phay CNC Fanuc
– Chương trình điều khiển: Là tập hợp các tín hiệu (gọi là lệnh – được trình bày kỹ ở chương II) để điều khiển máy, được mã hóa dưới dạng chữ cái, số và môt số ký hiệu khác như dấu cộng, trừ, dấu chấm, gạch nghiêng … Chương trình này được ghi lên cơ cấu mang chương trình dưới dạng mã số (cụ thể là mã thập – nhị phân như băng đục lỗ, mã nhị phân như bộ nhớ của máy tính)
– Các cơ cấu điều khiển: Nhận tín hiệu từ cơ cấu đọc chương trình, thực hiện các phép biến đổi cần thiết để có được tín hiệu phù hợp với điều kiện hoạt động của cơ cấu chấp hành, đồng thời kiểm tra sự hoạt động của chúng thông qua các tín hiệu được gửi về từ các cảm biến liên hệ ngược. máy phay là gì Bao gồm các cơ cấu đọc, cơ cấu giải mã, cơ cấu chuyển đổi, bộ xử lý tín hiệu, cơ cấu nội suy, cơ cấu so sánh, cơ cấu khuyếch đại, cơ cấu đo hành trình, cơ cấu đo vận tốc, bộ nhớ và các thiết bị xuất nhập tín hiệu.
Đây là thiết bị điện – điện tử rất phức tạp, đóng vai trò cốt yếu trong hệ thống điều khiển của máy NC. Việc tìm hiểu nguyên lý cấu tạo của các thiết bị này đòi hỏi có kiến thức từ các giáo trình chuyên ngành khác, cho nên ở đây chỉ giới thiệu khái quát.
Để có thể lập trình phay CNC hệ điều khiển Fanuc thì đầu tiên ta phải nắm rõ được nguyên lí hoạt động của máy mà ta đang lập trình và vận hành như: cách gá đặt phôi, cách đo kiểm sản phẩm sau khi gia công hoàn thành,…
Kế đến để lập trình tiện CNC hệ Fanuc thì ta sẽ phải biết được các bước cơ bản để gá đặt phôi một cách chính xác mà hợp lí nhất để khi gia công không bị rơ hay rung lắc dẫn đến hư hại cho chi tiết gia công.
Bước kế tiếp trong lập trình phay CNC hệ điều khiển Fanuc đó là setup gốc tọa độ gia công. Đây là công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ cao trong việc tính toán, setup gốc tọa độ gia công thông thường ta sẽ có nhiều cách như là sử dụng chính dụng cụ cắt dể setup tọa độ hoặc an toàn hơn nữa là ó thể đầu dò lệch tâm hoặc đầu dò quang như hình minh họa bên dưới.
Bên cạnh việc setup gốc tọa độ gia công (Work Offset) thì ta cũng cần setup chiều dài của dụng cụ cắt mà ta có cách gọi khác đó là bù trừ chiều dài dao. các bước chính vận hành máy phay cnc fanuc Ta có thể sử dụng dao cắt chạm vào mặt trên của chi tiết thì cách đó hơi nguy hiểm hoặc ta có thể sử dụng con đội có chiều cao xác định để setup chiều dài của dụng cụ cắt như hình minh họa bên dưới.
Sau khi đã thuần thục các bước để setup gốc tọa độ gia công và các cách gá đặt dụng cụ cắt thì bạn phải biết được các mã lệnh M-code và G-code cơ bản để lập trình và có thể chỉnh sửa được chương trình nếu muốn.
Kế đến trong lập trình phay CNC hệ điều hành Fanuc thì ngoài yếu tố bắt buộc là biết được cách lập trình bù trừ bán kính dao thì ta cũng cần biết được một số mã lệnh G-code như: mã lệnh xoay biên dạng gia công G68; mã lệnh xoay tọa độ cực G15 hoặc các chức năng hỗ trợ cho việc lập trình nhanh hơn như lập trình với chương trình con.
Bài viết vừa rồi nêu lại các bước lập trình phay CNC hệ điều khiển Fanuc mà người lập trình hoặc vận hành máy nào cũng phải biết. Nếu các bạn có góp ý gì có thể comment ở phía bên dưới. Chúc các bạn thành công!
http://bit.do/fUwoc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét