Thứ Hai, 3 tháng 7, 2023

Khái niệm về Khuôn đúc nhựa và công nghệ ép phun

 

Khái niệm về Khuôn đúc nhựa và công nghệ ép phun

Khuôn ép chồng nhựa hai lớp

Công nghệ Khuôn nhựa hai lớp cũng có thể sản xuất cùng lúc hai sản phẩm khác nhau, ví dụ Khuôn nhựa lớp thứ nhất tạo ra một sản phẩm, Khuôn đúc nhựa lớp thứ hai cho ra sản phẩm khác, các sản phẩm này có thể giống nhau hoặc khác nhau. dịch vụ thiết kế khuôn đúc nhựa chính xác tại hà nôi vật liệu, cùng một màu hoặc khác nhau và nhiều cách kết hợp khác.

Ví dụ, một khuôn xếp chồng ép nhựa có thể được sử dụng để nhận ra vỏ hộp chứa ép nhựa lớp thứ nhất và thân hộp đựng khuôn ép phun lớp thứ hai.

Tổng quan Khuôn nhựa và công nghệ ép phun

Để tìm hiểu về thiết kế Khuôn nhựa và công nghệ ép nhựa thì bạn phải nắm rõ về kết cấu khuôn, yêu cầu kỹ thuật, phân loại các Khuôn nhựa theo lòng khuôn, kênh dẫn. Cùng TĐH & CKCX VIỆT LONG tìm hiểu về thiết kế Khuôn nhựa với bài viết chi tiêt này.

Với những ai bắt đầu tìm hiểu về mảng thiết kế Khuôn nhựa thì đầu tiên chúng ta phải nắm rõ các khái niệm về Khuôn nhựa, kết cấu cũng như những kiến thức cơ bản nhất về khuôn mẫu.

Các phương pháp thiết kế Khuôn nhựa tiên tiến

Công nghệ ngày càng tiến bộ và sự phát triển của ngành công nghiệp gia công nhựa đã mang lại nhiều phương pháp thiết kế Khuôn đúc nhựa tiên tiến. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về các phương pháp như thiết kế Khuôn nhựa bằng máy tính (CAD), chế tạo khuôn dập Khuôn nhựa nhanh (Rapid Tooling) và kỹ thuật gia công Khuôn nhựa bằng máy CNC. Hiểu rõ về các phương pháp này sẽ giúp bạn nâng cao chất lượng và hiệu suất của thiết kế Khuôn nhựa.

Kết cấu chung của một bộ Khuôn nhựa

Ngoài core và cavity ra thì trong bộ khuôn còn nhiều bộ phận khác. Các bộ phận này lắp ghép lại với nhau tạo thành một bộ khuôn hoàn chỉnh.

Tấm kẹp trên: Tấm này có tác dụng kẹp chặt tấm khuôn trên và tấm kẹp trên thành một khối và kẹp chặt cả khối này bàn tĩnh của máy ép nhựa.

Tấm khuôn trên: Là bộ phận quan trọng nhất vì nó là hình bao ngoài của sản phẩm. Nó quyết định đến độ chính xác của khuôn cũng như độ chính xác của sản phẩm. Bề mặt ngoài của sản phẩm đẹp hay xấu, chính xác hay không là phụ thuộc hoàn toàn vào khi ta gia công tấm khuôn này.

Bạc định vị: Đảm bảo vị trí thích hợp của khuôn với vòi phun.

Bộ định vị: Đảm bảo sự phù hợp giữu phần cố định và phần chuyển động của khuôn. Nó bao gồm chốt định vị và bạc định vị.

Tấm đỡ: Giữ cho mảnh ghép của khuôn không bị rơi ra ngoài.

Thanh kê: Dùng làm phần ngăn giữa tấm đỡ và tấm kẹp phía dưới để cho giàn đẩy hoạt động được.

Tấm kẹp dưới: Tấm này kẹp toàn bộ cụm khuôn dưới thành một khối và kẹp khối này vào bàn máy động của máy ép nhựa.

Chốt đẩy: Dùng để đẩy sản phẩm ra khỏi khuôn khi khuôn mở.

Tấm kẹp đẩy: Giữ chốt đẩy, chốt hồi, chốt giật cuống.

Tấm đẩy: Dùng để chặn các chốt lắp trên tấm kẹp đẩy trong quá trình đẩy sản phẩm ra ngoài không thể rơi các chốt ra được. Tấm đẩy và tấm kẹp đẩy được bắt chặt thành một khối và được gọi là giàn đẩy. Giàn đẩy nằm phía dưới khuôn dưới và trên tấm kẹp dưới.

Chốt hồi: Làm cho giàn đẩy có thể quay trở về khi khuôn đóng lại.

Trụ kê: Dẫn hướng chuyển động và đỡ cho tấm đẩy, tránh cho tấm khuôn khỏi bị cong do áp lực đẩy cao, tăng tuổi thọ cho khuôn.

Tấm khuôn dưới: Là một bộ phận cũng rất quan trọng, nó là đường bao quyết định hình dáng bên trong của sản phẩm. Khuôn dưới và khuôn trên kết hợp với nhau để tạo ra hình dáng hoàn chỉnh của chi tiết. Khuôn trên là bộ phận đứng yên, khuôn dưới là bộ phận di động.

Ngoài ra còn có hệ thống làm nguội bao gồm các đường nước, các rãnh, ống dẫn nhiệt,… có nhiệm vụ ổn định nhiệt độ khuôn và làm nguội sản phẩm nhanh.

Phân loại khuôn ép phun

- Theo số tầng lòng khuôn:

Khuôn 1 tầng

Khuôn nhiều tầng

- Theo loại kênh dẫn:

Khuôn dùng kênh dẫn nóng

Khuôn dùng kênh dẫn nguội

- Theo cách bố trí kênh dẫn:

Khuôn hai tấm

Khuôn ba tấm

- Theo số màu nhựa tạo ra sản phẩm:

Khuôn cho sản phẩm một màu

Khuôn cho sản phẩm nhiều màu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét