Thứ Tư, 5 tháng 7, 2023

Quy trình thiết kế đúc kim loại

 

Quy trình thiết kế đúc kim loại

Xác định mặt phân khuôn

- Mặt phân khuôn là bề mặt tiếp xúc giữa các nữa khuôn với nhau xác định vị trí đúc ở trong khuôn. Mặt phân khuôn có thể là mặt phẳng, mặt bậc hoặc cong bất kì.

- Nhờ có mặt phân khuôn mà rút mẫu khi làm khuôn dễ dàng lắp ráp lõi, tạo hệ thống dẫn kim loại vào khuôn chính xác

* Nguyên tắc xác định mặt phân khuôn

Dựa vào công nghệ làm khuôn :Rút mẫu dễ dàng, định vị lõi và lắp ráp khuôn.

Chọn mặt có diện tích lớn nhất, dễ làm khuôn và lấy mẫu.

Mặt phân khuôn nên chọn mặt phẳng tránh mặt cong, mặt bậc.

Số lượng mặt phân khuôn phải ít nhất: Để đảm bảo độ chính xác khi lắp ráp, công nghệ làm khuôn đơn giản.

Nên chọn mặt phân khuôn đảm bảo chất lượng vật đúc cao nhất, những bề mặt yêu cầu chất lượng độ bóng, độ chính xác cao nhất. thiết kế khuôn đúc kim loại Nên để khuôn ở dưới hoặc thành bên. Không nên để phía trên vì dễ nổi bọt khí, rỗ khí,lõm co.

Những vật đúc có lõi, nên bố trí sao cho vị trí của lõi là thẳng đứng. Để định vị lõi chính xác, tránh được tác dụng lực của kim loại lỏng làm biến dạng thân lõi, dễ kiểm tra khi lắp ráp.

Chọn mặt phân khuôn sao cho lòng khuôn là nông nhất, để dễ rút mẫu và dễ sữa khuôn, dòng chảy kim loại vào khuôn êm hơn, ít làm hư khuôn .

Lưu ý: Những kết cấu lòng khuôn phân bố ở cả khuôn trên và khuôn dưới nên chọn lòng khuôn trên nông hơn, như vậy sẽ dễ làm khuôn, dễ lắp ráp khuôn. Nên hình bên ta nên chọn phương án 1

Dựa vào độ chính xác của lòng khuôn: Độ chính xác của vật đúc phụ thuộc vào độ chính xác của lòng khuôn. Do đó phải: Lòng khuôn tốt nhất là chỉ phân bố vào trong 1 hòm khuôn. Để tránh sai số khi lắp ráp khuôn.

Ví dụ: Những vật đúc có nhiều tiết diện khác nhau, nếu yêu cầu độ đồng tâm cao, người ta dùng thêm miếng đất phụ để đặt toàn bộ vật đúc trong một hòm khuôn. Miếng đất phụ sẽ làm thay đổi phần nào hình dạng mẫu để tạo ra tiết diện lớn nhất tại mặt phân khuôn

Công nghệ đúc khuôn cát tươi

Khuôn cát tươi được dùng đầu tiên trong công nghệ đúc khuôn cát. Vật liệu để làm khuôn là cát sét nước. Khuôn cát tươi có đặc điểm dễ sử dụng, sẽ cho bề mặt vật đúc bóng nếu hạt cát mịn. Tuy nhiên quá trình làm khuôn phải đánh động mẫu để thoát mẫu nên sản phẩm đúc sẽ có độ dôi gia công lớn.

Công nghệ đúc khuôn cát khô

Trong công nghệ khuôn khô thì nếu như khuôn tươi được đem sấy trong lò sấy khoảng 5h trước khi rót cũng được gọi là một loại khuôn khô. Ở đây xin giới thiệu với các bạn công nghệ khuôn cát nước thuỷ tinh đóng rắn bằng khí cácboníc. Nước thuỷ tinh hay còn gọi là dung dịch silicat natri được trộn vào cát rồi đem giã khuôn. Sau khi khuôn đã giã xong thì xịt khí cácboníc để khuôn rắn lại. Đó là do phản ứng hoá học giữa silicat natri và khí cácboníc và nước ( phản ứng giữa kiềm và axit) Công nghệ khuôn cát nước thuỷ tinh dễ làm, dễ sử dụng, sản phẩm có độ dôi gia công ít hơn, khuôn rắn chắc đã được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các công ty đúc trên toàn quốc. Chỉ có nhược điểm là vấn đề tái sinh cát là phải lưu ý.

Công nghệ đúc khuôn mẫu cháy

Đây là công nghệ thuộc vào hàng mới hơn so với phương pháp truyền thống. Để đúc một sản phẩm, chúng ta cần chế tạo sản phảm đó bằng polyesteron, sau đó cho vào khuôn và đổ cát khô vào, kết hợp với việc hút chân không, khuôn sẽ cứng vững. khuôn mẫu Khi rót kim loại vào khuôn, mẫu Polyesteron sẽ cháy và kim loại lỏng điền đầy khuôn. Ngoài ra với công nghệ làm lõi khô và thiêu kết được làm trên máy tự động cho năng suất và hiệu quả cao.

Công nghệ đúc khuôn cát nhựa

Đây là công nghệ mới với cát đã được nhà máy sử lý bao bọc 1 lớp nhựa. Khi sản xuất đem trộn cát với axit formaldehit, sẽ được khuôn cát nhựa đóng rắn nguội, hoặc khuôn cát đem nung nóng sẽ được khuôn cát nhựa đóng rắn nóng.

Công nghệ đúc Furan

Đây là dây chuyền công nghệ mà các công ty Nhật bản ưa chuộng vì cát sẽ được trộn với nhựa Furan và axit, khuôn sẽ đóng rắn rất tốt, sản phẩm có độ nhẵn bóng bề mặt nhưng vấn đè khó khăn là ô nhiễm môi trường làm việc vì mùi nhựa Furan rất độc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét